CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC ẨM THỰC VÀ DỊCH VỤ NHÀ HÀNG

Tại Việt Nam, việc phát triển các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức xã hội nghề nghiệp quan tâm, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ doanh nhân giàu kiến thức, kỹ năng, có trách nhiệm xã hội, có văn hóa kinh doanh và năng lực cạnh tranh cao.

toancanh1

Được phát động từ năm 2003, qua 13 năm, Chương trình Khởi nghiệp do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã thu hút hơn 100 trường Đại học – Cao đẳng, hàng chục tỉnh thành và hàng chục vạn lượt thanh niên – sinh viên trên cả nước tham gia các hoạt động. Gần 3000 dự án khởi nghiệp có giá trị thực tiễn đã được hình thành, hàng chục doanh nghiệp được khởi tạo từ Chương trình. Thông qua phát triển mạng lưới khởi nghiệp, đẩy mạnh liên kết đào tạo, tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp, tư vấn đầu tư, Chương trình Khởi nghiệp đã góp phần khơi dậy tinh thần nghiệp chủ, tạo cơ hội phát huy sức sáng tạo, ý chí tự lập, bản lĩnh kinh doanh… trong thanh niên, sinh viên cả nước, góp phần hình thành một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp trẻ trên nhiều lĩnh vực.

Phát biểu khai mạc, ông Lại Hợp Nhân – Phó Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp cho biết: Khởi nghiệp đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ thông qua các định hướng, chỉ đạo điều hành cụ thể. Ngày 16/5/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam có một triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả; Ngày 18/5/2016 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”. Không chỉ có vậy, Chính phủ còn quyết định lấy năm 2016 là năm Quốc gia khởi nghiệp và đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích, động viên khởi nghiêp. Đây chính là động lực quan trọng, thúc đẩy tinh thân khởi nghiệp, thổi bùng khát vọng làm giàu chính đáng, chủ động tham gia phát triển kinh tế của thanh niên Việt Nam.

ong-nhan

Ông Lại Hợp Nhân – Phó Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

Việt Nam có tiềm năng rất lớn về du lịch, đa dạng về văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực nên việc kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực – dịch vụ nhà hàng (F&B) đã có bước phát triển không ngừng trong những năm qua. Nhằm truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng qua đó khuyến khích, động viên các bạn trẻ tham gia khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực – dịch vụ nhà hàng, được sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực và dịch vụ nhà hàng”.

Tham dự tọa đàm có ông Nguyễn Xuân Hùng – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội; Ông Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Misa; Bà Nguyễn Hương Lan – Giám đốc Công ty TNHH DV&TM NewSake Việt Nam; Nguyễn Hữu Kiên – Giám đốc Công ty TNHH Refber Việt Nam; Bà Hoàng Minh Nhật – CEO chuỗi cửa hàng bánh mì Minh Nhật; Anh Phan Quốc Bảo – Sinh viên trường Đại học GTVT.

Phần 1Thực trạng Khởi nghiệp trong Lĩnh vực Ẩm thực và Dịch vụ Nhà hàng tại Việt Nam hiện nay.

– TIềm năng phát triển du lịch và tính da dạng về văn hóa ẩm thực tại Việt Nam?

Ông Nguyễn Xuân Hùng – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội: Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đặc biệt thông qua Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia do VCCI khởi xướng, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, rất nhiều thanh niên, sinh viên đã vào cuộc.

ong-xuan-hung

Ông Nguyễn Xuân Hùng – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Qua thực tế cho thấy, khó khăn của giới trẻ khi tham gia vào lĩnh vực này là lúc đầu các bạn có thể rất đam mê, rất quyết tâm, song quá trình khởi nghiệp còn nhiều hạn chế bởi còn nhiều băn khoăn, chưa có kinh nghiệm. Chúng ta có thể nhận thấy trong thời gian gần đây có rất nhiều nhà hàng, chuỗi nhà ở mở ra. Tuy nhiên, các chủ nhà hàng đa số làm ở góc độ đơn lẻ, tự phát chứ chưa có chiến lược lâu dài, vì vậy, bên cạnh một số cá nhân đạt kết quả tốt, cũng có rất nhiều cá nhân thất bại trong lĩnh vực này. Ẩm thực là một ngành kinh doanh có tiềm năng lớn ở Việt Nam, song, vì chưa có kinh nghiệm, chưa tìm hiểu kỹ thị trường cũng như tâm lý khách hàng nên đã có rất nhiều bạn trẻ thất bại ngay khi mới bắt đầu.

Ông Nguyễn Hữu Kiên – Giám đốc Công ty TNHH Refber Việt Nam: Thông qua quá trình đào tạo hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia, ngày 20/10, chúng tôi đã phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn để khởi động chương trình khởi nghiệp trong F&B. Chưa bao giờ cơ hội khởi nghiệp trong ngành này lại lớn như vậy. Theo thống kê, Hà Nội có khoảng 3.500 quán café và có hơn 5.000 cửa hàng kinh doanh. Trong khi ở TP.HCM, con số đó còn lớn hơn rất nhiều. Do vậy tiềm năng khởi nghiệp trong lĩnh vực này là rất lớn và cơ hội để thành công trong khởi nghiệp F&B rất dễ dàng. Và cũng chỉ trong lĩnh vực này thì các bạn rất dễ dàng có thể hình dung mình thành công hay không.

ong-huu-kien

Nguyễn Hữu Kiên – Giám đốc Công ty TNHH Refber Việt Nam

Vấn đề nữa cần nhìn nhận là rất nhiều hãng kinh doanh thị trường ẩm thực thế giới vào Việt Nam. Do vậy, các bạn sẽ phải cạnh tranh nhiều với đối thủ nước ngoài. Theo con số thống kê, hơn 80% nhà hàng, quán café mở ra hoạt động khó khăn hoặc thua lỗ trong 6 tháng đến 1 năm đầu tiên. Nhìn có vẻ dễ dàng nhưng thị trường vô cùng khốc liệt, khó khăn.

Tâm thế của các bạn khởi nghiệp không nhìn nhận đây là một ngành nghề kinh doanh mà các bạn phải đầu tư vào học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Để làm giám đốc, các bạn chỉ mất khoảng 2,5 triệu có thể thành giám đốc nhưng nếu không học hỏi, trau dồi kiến thức thì các bạn sẽ thất bại. Do vậy, nếu khởi nghiệp trong lĩnh vực này các bạn phải có kỹ năng, chiến lược, cập nhập kỹ năng liên quan đến quản lý con người, tài chính, marketing, quản trị rủi ro, truyền thông có như vậy mới có thể vận hành nhà hàng, quán café tốt được. Nếu không quản trị thì việc không thành công là nhìn thấy rõ ràng.

– Qua phần chia sẻ của ông Kiên thì khởi nghiệp trong lĩnh vực F&B là lĩnh vực đầy tiềm năng. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là khởi nghiệp trong lĩnh vực này dễ hay khó. Theo bà Hoàng Minh Nhật, tại sao lại chọn khởi nghiệp trong lĩnh vực này?

Bà Hoàng Minh Nhật – CEO chuỗi cửa hàng bánh mì Minh Nhật: Minh Nhật luôn quan niệm nghề chọn người bởi bản thân Minh Nhật là sinh viên ĐH Ngoại thương chuyên ngành Ngân hàng và đã từng đi làm ở ngân hàng nhưng vẫn quyết định đi theo một con đường khác – khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực.

ba-minh-nhat

Bà Hoàng Minh Nhật – CEO chuỗi cửa hàng bánh mì Minh Nhật::

Lý do Minh Nhật lựa chọn khởi nghiệp trong lĩnh vực F&B thứ nhất là vì đam mê. Công việc nào cũng vất vả và có khó khăn riêng nhưng Minh Nhật tin là có đam mê thì không gì có thể ngáng trở mình. Lý do thứ hai đó là đặc điểm của ẩm thực Việt. Ẩm thực Việt rất dễ ăn, dễ chế biến, đa dạng và đặc biệt có ẩm thực đường phố rất đặc sắc nên Minh Nhật quyết định chọn khởi nghiệp bằng một món ăn đường phố đó là bánh mì.

Mặc dù ẩm thực đường phố có khá nhiều rào cản về yếu tố tố vệ sinh an toàn thực phẩm, mô hình, về các món mới nhưng chuỗi cửa hàng của Minh Nhật luôn xây dựng phương châm sạch sẽ, phong phú và độc đáo, không theo bất kì một công thức có sẵn nào để thu hút được khách hàng.

– Trong thời gian gần đây chúng ta đã thấy xuất hiện nhiều chuỗi cửa hàng mới, ông Nguyễn Xuân Hoàng có thể cho độc giả biết xu hướng phát triển của F&B thông qua người dùng tại Cukcuk.vn?

Ông Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Misa: Hiện nay, ứng dụng về công nghệ trong tất cả các lĩnh vực đều gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực F&B. Theo nguồn đáng tin cậy của tổ chức quốc tế uy tín, cả Việt Nam có 250 ngàn quán ăn, nhà hàng, café và là một trong những nước có số lượng lớn như vậy trong khối Asean, hơn cả Thái Lan, Singapore,…Đây là cơ hội rất lớn cho các bạn khởi nghiệp trong lĩnh vực ăn uống nhà hàng.

ong-hoang

Ông Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Misa

Hiện nay, trong lĩnh vực ẩm thực có nhiều người làm ứng dụng công nghệ, giúp cho nhà hàng quán ăn sử dụng công nghệ bằng thiết bị để quản lý (như điện thoại di động). Bên cạnh đó còn là quản lý thông tin đến – đi của khách hàng chứ không chỉ quảng cáo trên báo như bình thường.

Tôi lấy ví dụ, các sản phẩm phần mềm quản lý nhà hàng ngoài giúp quản lý nội bộ thông thường còn kèm theo các App để giúp thực khách tìm kiếm các món ăn (có hình ảnh, đánh giá của người đã sử dụng) để cung cấp cho khách hàng. Những thông tin này rất xác thực và có đánh giá của người dùng tạo nên độ thông tin tin cậy cho khách hàng.

Bên cạnh đó, phần mềm còn lưu giữ được những thông tin của khách hàng và ngay khi khách hàng đến những lần sau chủ nhà hàng đã biết khách thích ăn món nào. Chính điều này đã tạo tâm lý phấn khởi và khách hàng cảm nhận được sự quan tâm từ phía nhà hàng. Tôi cho rằng F&B là lĩnh vực rất tốt để khởi nghiệp và khi có thêm các công cụ hỗ trợ thì sẽ rất tốt. Nếu các bạn biết tận dụng sẽ thành công và thậm chí sự thành công đó sẽ vượt xa được những nhà hàng có từ lâu đời.

Bạn Phan Quốc Bảo- Sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải: Nói về lý do chọn khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực nhà hàng, trước hết phải nói đó là ước mơ, đam mê của bản thân tôi.

Sinh ra và lớn lên từ một vùng quê nghèo, tôi nhận thấy cần làm gì đó góp phần thay đổi quê hương. Cùng với đó tôi cũng nhận thấy an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức nhồi toàn xã hội và cần có hướng giải quyết. Do đó, tôi đã nắm bắt và lựa chọn lĩnh vực này.

quoc-bao1

Phan Quốc Bảo- Sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải:

Bắt đầu khởi nghiệp từ năm thứ nhất đại học, qua những lần thất bại ở 3 cửa hàng, tôi nhận ra vấn đề quan trọng là định hướng. Bởi trong quá trình hoạt động vì không có định hướng rõ ràng nên cửa hàng gặp nhiều khó khăn và không ít lần thua lỗ. Do đó, theo tôi dù khởi nghiệp trong lĩnh vực nào, cũng cần phải xác định rõ định hướng phát triển. Bản thân tôi xác định, khởi nghiệp không phải là lao động, làm việc đơn thuần mà là hết mình theo đuổi đam mê, sống với ước mơ đó là tận hưởng cuộc sống mỗi ngày.

– Trào lưu sử dụng ẩm thực nhanh cùng sự phát triển của các trung tâm thương mại, các khu đô thị mới…làm thay đổi các thói quen sử dụng ẩm thực truyền thống như thế nào? Đây có phải là điểm vàng cho khởi nghiệp F&B?

Ông Nguyễn Xuân Hùng: Ngành nghề của TrườngtTrung cấp Nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội chủ yếu là dịch vụ, nấu ăn, pha chế, quản lý nhà hàng… Đó là những ngành nghề hiện nay liên quan đến mảng khởi nghiệp trong lĩnh vực F&B.

Trong thời gian gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh chất lượng đào tạo nghề lên hàng đầu, đào tạo theo thực thế của xã hội và theo yêu cầu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, sau khi ra trường, các em sinh viên đã đáp ứng được 70-80% nhu cầu thị trường. Đặc biệt, các em đã tự xin được việc làm chứ không cần nhà trường kết nối như trước đây.

Từ nay cho đến những năm tiếp theo, nhà trường đặt mục tiêu đào tạo làm sao để người thợ sau khi ra trường phải đáp ứng được tay nghề không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số nước trên thế giới. Năm 2016, được sự quan tâm của VCCI, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Trường trung cấp Nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội đã tổ chức thành công chương trình khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong trường và nhận được sự hưởng ích rất tích cực từ phía các em. Không chỉ nhận được sự tham gia của các em học sinh, sinh viên đang theo học tại trường, nhiều sinh viên đã tốt nghiệp và khởi nghiệp thực tế cũng đăng ký tham gia với hy vọng sẽ nhận được thêm kinh nghiệm, những kiến thức cũng như sự hỗ trợ từ các tổ chức và các doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực F&B.

toancanh3

Bạn Phan Quốc Bảo: Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thị trường trước khi khởi nghiệp, tôi thấy 80% sinh viên quan tâm đến những loại hình và sản phẩm mới, còn lại 20% quan tâm đến truyền thống.

Bà Nguyễn Minh Nhật: Minh Nhật cho rằng khởi nghiệp theo mô hình F&B có thuận lợi đó là giới trẻ tiếp cận trào lưu nhanh và hưởng ứng nhanh. Nhưng điểm trừ của trào lưu là nó đến nhanh và đi nhanh. Đó là quan điểm kinh doanh cá nhân của mỗi người lựa chọn sản phẩm có vòng đời ngắn hạn hay sản phẩm hướng tới sự tồn tại lâu dài hơn. Khó khăn của start up mới hiện nay đó là khách hàng khá khó tính vì họ có nhiều sự lựa chọn. Truyền thông đưa khách hàng đến với mình 1 lần nên mình luôn cố gắng lắng nghe khách hàng và đặt chất lượng lên trên hết.

Phần 2Những khó khăn, trở ngại khi Khởi nghiệp trong Lĩnh vực Ẩm thực và Dịch vụ Nhà hàng tại Việt Nam.

– Chúng ta vừa trải qua phần 1 và thấy bức tranh rất tiềm năng về ẩm thực và lĩnh vực nhà hàng. Tuy nhiên với thực trạng và tiềm năng như thế chúng ta cũng không tránh khởi những trở ngại và khó khăn. Bạn Quốc Bảo đã trải qua 3 lần thất bại, vậy bạn có thể chia sẻ cùng độc giả biết khi khởi nghiệp thì kiến thức chuyên ngành có quan trọng không?

Bạn Phan Quốc Bảo: Tôi nhận thấy kiến thức chuyên ngành là một yếu tố thật sự quan trọng khi là một người “ngoại đạo”. Xác định được tầm quan trọng của kiến thức chuyên ngành nên trước khi khởi nghiệp, tôi đã dành 2 năm liền học tập, bồi dưỡng những kiến thức chuyên ngành.

Tuy nhiên, khi ra thực tế, tôi cảm thấy những điều học được thực sự chưa đủ để đáp ứng được khi khởi nghiệp. Bởi kiến thức chuyên ngành luôn thay đổi từng ngày và thay đổi theo xu hướng phát triển thực tế. Do đó, ngoài việc chuẩn bị kiến thức chuyên ngành ban đầu, các bạn khởi nghiệp cần cập nhật liên tục, học hỏi và trau dồi nhiều kiến thức thực tế để phát triển dần lên.

quoc-bao

Bạn Phan Quốc Bảo:

– Xin hỏi ông Hùng, một trong những khó khăn của các bạn lúc khởi nghiệp đó là chưa có kinh nghiệm. Nhà trường đã hỗ trợ như thế nào để giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm ngay lúc đang ngồi trên ghế nhà trường?

Ông Nguyễn Xuân Hùng: Khó khăn lớn nhất của học sinh, sinh viên tại Trường trung cấp Nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội đó là khi đến trường học, các em mới chỉ biết những kiến thức cơ bản, chưa có tay nghề, chưa có định hướng nhất định nên lĩnh vực khởi nghiệp còn rất mới mẻ đối với các em. Để khởi nghiệp thành công cần phải có kinh nghiệm, trong khi các em chỉ mới được đào tạo về nghề, kinh nghiệm quản lý chưa có.

Chính vì vậy, trong quá trình đào tạo, trường đã cố gắng đào tạo về cơ bản để các em có thể nắm bắt được công việc, có được kỹ năng nghề, kỹ năng giao tiếp, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, để hỗ trợ các em khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực, Trường đã phối hợp với một số doanh nghiệp để tổ chức các lớp học quản lý nhà hàng để các em học sinh, sinh viên có thêm những kiến thức cơ bản, có được định hướng tốt trong tương lai.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng tạo điều kiện cho các em tham gia lớp đào tạo khởi nghiệp của Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia, có thêm những suất học bổng hỗ trợ học sinh, sinh viên có thành tích tốt, đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp để có những tài trợ nhất định cho học sinh, sinh viên trong quá trình khởi nghiệp, nhằm giúp các em có thêm tinh thần, động lực để khởi nghiệp thành công.

Hy vọng, với sự quyết tâm của nhà trường, sự nỗ lực của học sinh, sinh viên cũng như những hỗ trợ từ Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia, sẽ ngày càng có nhiều sinh viên của trường khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực F&B.

– Như vậy chúng ta có thể thấy nhà trường đã có những chương trình đạo tạo phù hợp với phát riển thực tế. Xin hỏi bạn Minh Nhật, một trong những khó khăn của các bạn khởi nghiệp đó là nguồn gốc của thực phẩm, với chuỗi cửa hàng của mình, bạn đã giải quyết khó khăn này như thế nào và đấy có phải là giải pháp ngắn hạn?

ba-minh-nhat1

Bà Nguyễn Minh Nhật

Bà Nguyễn Minh Nhật: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề nhức nhối. Người Việt Nam thích đồ ăn ngon – bổ – rẻ nhưng điều đó gây khó cho doanh nghiệp vì chạy theo xu hướng thì làm sẽ không có lãi. Hiện tại chuỗi cửa hàng của Minh Nhật có 300 con người được quy trình hóa để mỗi chiếc bánh mì đến mỗi nơi đều có chất lượng như nhau với giá cả hợp lý nhất.

Việc tìm kiếm nguồn thực phẩm tốt về chất lượng là 1 quá trình. Ban đầu doanh nghiệp phải chấp nhận giá thành cao, đẩy giá bán lên ở mức độ hợp lý nhưng bù lại có nhân viên tốt, chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt thì lượng khách hàng ngày một nhiều hơn. Và khi đã đứng được trên thị trường sẽ có sự hỗ trợ của các start up khác để có nguồn thực phẩm ổn định hơn, giá cả sản phẩm tốt hơn và kinh doanh có lãi.

– Với những người không được đào tạo bài bản nhưng có vốn, có địa điểm nhà hàng và mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực nhà hàng thì Refber Việt Nam đã có những giải pháp nào để giúp những đối tượng này khởi nghiệp?

Khởi ngiệp không chỉ dành cho các bạn sinh viên mà là cho tất cả các bạn trẻ với mọi lứa tuổi. Các bạn kinh doanh nhà hàng hãy đặt mình như là giám đốc một doanh nghiệp. Phải có ý tưởng kinh doanh tốt và biết chuyển ý tưởng thành dự án kinh doanh khả thi.

Để bước vào lĩnh vực kinh doanh ẩm thực và dịch vụ nhà hàng, các bạn phải biết quản lý sản phẩm, dịch vụ đi kèm. Bên cạnh đó phải quản lý con người, tài chính, truyền thông, marketing và các công cụ quản lý sau này. Thực tế, khi khởi nghiệp có những bạn có mặt bằng, vốn; có bạn có kiến thức về marketing…. Tất cả các bạn đam mê về khởi nghiệp, quyết tâm kinh doanh và khởi nghiệp từ một trong những lợi thế của mình là đã có cơ hội rồi.

Hiện nay có nhiều chương trình đào tạo về nhà hàng, ẩm thực ở trường kinh tế, du lịch… nhưng chúng tôi khác ở chỗ chúng tôi đào tạo thực tế. Chúng tôi đóng vai huấn luyện viên, chuyên gia hỗ trợ các bạn trong khởi nghiệp để làm những ông chủ, bà chủ. Vì chỉ có những cái nhìn thực tế của những người thành công các bạn mới có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và tránh cho mình thất bại sau này. Các bạn trẻ khởi nghiệp khi thất bại rồi cực kỳ khó thu lại được vốn khi khởi nghiệp và mất thời gian rất dài để vực dậy, thậm chí có bạn không thể vượt qua được và từ bỏ.

toancanh7

 – Qua phần chia sẻ của các anh chị và các bạn cho thấy có không ít khó khăn trong khi khởi nghiệp trong lĩnh vực F&B. Tuy nhiên hiện nay cũng có nhiều bạn trẻ cũng đang khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Xin hỏi ông Nguyễn Xuân Hoàng, với vai trò đơn vị chủ chốt trong Hiệp hội VINASA, ông thấy tầm quan trọng của công nghệ trong các dự án khởi nghiệp hiện nay như thế nào?

Ông Nguyễn Xuân Hoàng: Trong năm 2010, Chính phủ có đề án Công nghệ thông tin là hạ tầng của các loại hạ tầng cho toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp trong đó các doanh nghiệp nhà hàng, quán ăn và đặc biệt trong giai đoạn khởi nghiệp đang thiếu rất nhiều quản lý nội bộ, tài chính, marketing hiệu quả, phân tích dữ liệu khách hàng…thì yếu tố công nghệ lại càng đặc biệt cần thiết. Hiện nay các hệ thống quản trị nhà hàng, quán ăn đang rất phát triển. Đây là xu hướng của cả thế giới.

Ở các nước Mỹ, Châu Âu nhà hàng dù bé hay to đều sử dụng phần mềm. Tôi có qua Hàn Quốc và thấy rằng một khách hàng ở đây ăn một bữa trưa nhưng một ngày họ uống mấy cốc café, trà, và đặc biệt là họ thường xuyên dùng App mobile để tìm các chương trình ở các nhà hàng quán ăn nào ngon, khuyến mãi lớn… Thực khách đã dùng thì không có lý nào nhà hàng không dùng vì nếu không thì sẽ không có sự tương tác thực sự.Nếu nhà hàng, quán ăn nào không sử dụng công nghệ thì sẽ bị ra khởi cuộc chơi trong tương lai của ngành.

Sử dụng công nghệ trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng quan trọng, với nhà hàng, quán ăn lại đặc biệt cần thiết và quan trọng hơn. Việc sử dụng công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp hạn chế được sự thiếu hụt về mặt quản lý cả về con người và tài chính.

ong-hoang2

Ông Nguyễn Xuân Hoàng

– Qua phần chia sẻ của ông Hoàng có thể thấy công nghệ là nền tảng không thể thiếu trong quá trình khởi nghiệp. Xin hỏi ông Hùng, hiện có quá nhiều khóa đào tạo khác nhau vậy trong chiến lược đào tạo của mình, Nhà trường đã có những hoạt động như thế nào để giúp các bạn không chỉ giỏi về nghiệp vụ mà còn giúp các bạn có kinh nghiệm thực tiễn?

Ông Nguyễn Xuân Hùng: Ngoài đào tạo về kiến thức cơ bản về chuyên ngành, nhà trường đã đưa 30% lý thuyết cơ sở bổ trợ cho chuyên ngành. Bên cạnh đó, trường còn có các môn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý nhà hàng để hỗ trợ các em trong quá trình học tập. Trong 2 năm học tập tại trường, thực tế các em học sinh, sinh viên chỉ học 8 tháng tại trường, thời gian còn lại các em được tham gia thực tập tại các nhà hàng, doanh nghiệp để được thực tế, cọ sát và áp dụng những kiến thức đã học và thực tế.

Để hỗ trợ các em, nhà trường thường xuyên có những liên kết với các nhà hàng, doanh nghiệp để đưa các em vào thực tập cũng như làm đầu mối cung cấp nhân sự để các nhà hàng, doanh nghiệp có thể tuyển dụng các em sau khi ra trường. Đặc biệt, chương trình đào tạo của nhà trường được chỉnh sửa hàng năm sao cho sát với thực tế để các em có thể tiếp thu những kiến thức mà thị trường đang cần, đảm bảo mục tiêu sau khi ra trường các em có thể làm việc được ngay. Bên cạnh đó, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm giữa các sinh viên ra trường thành đạt, các doanh nhân thành công trong lĩnh vực khởi nghiệp để chia sẻ, giao lưu với các học sinh, sinh viên đang theo học tại trường để chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, những bài học khởi nghiệp nhằm tạo thêm động lực, tinh thần cho các em học sinh, sinh viên ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

– Xin hỏi bạn Minh Nhật, là người đi sau trong quá trình khởi nghiệp, Minh Nhật có điểm khác biệt như thế nào để cạnh tranh với các ông lớn?

ba-minh-nhat3

Bà Nguyễn Minh Nhật

Bà Nguyễn Minh Nhật – CEO Chuỗi cửa hàng bánh mì Minh Nhật: Khởi nghiệp trong lĩnh vực nào cũng có những “ông lớn”. Minh Nhật trước khi coi họ là đối thủ thì đầu tiên mình coi họ là người đi trước để học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân. Minh Nhật khi khởi nghiệp đã tìm cách “lai tạo” giữa việc chọn món ăn quen thuộc của người Việt Nam với quy trình bán, phân phối và chất lượng dịch vụ tốt theo mô hình của nước ngoài. Việc có các “ông lớn” đi trước theo Nhật lại có nhiều thuận lợi vì mình học hỏi được từ họ nhiều kinh nghiệm quản lý và vận hành.

– Như vậy, trong quá trình bạn khởi nghiệp, từ 1 cửa hàng ban đầu đã phát triển ra thành một chuỗi các cửa hàng thì bạn đã gặp phải những khó khăn nào? 

Bà Nguyễn Minh Nhật: Khó khăn lớn nhất Nhật gặp phải đó là con người, chất lượng nhân viên, mức độ cống hiến, gắn bó của nhân viên,… Để quản lý chuỗi nhân viên với hơn 300 nhân viên, Minh Nhật đang sử dụng các phần mềm quản lý để biết được chi tiết về doanh thu, đơn hàng, giao hàng,…

Phần 3: Nắm bắt cơ hội để Khởi nghiệp trong Lĩnh vực Ẩm thực và Dịch vụ Nhà hàng tại Việt Nam: Kinh nghiệm và Giải pháp.

– Chúng ta có thể thấy rằng yếu tố quan trọng để thành công của các start up đó là phải có ý tưởng kinh doanh độc đáo hoặc từ ý tưởng người đi trước nhưng phải có sự khác biệt. Vậy hỏi bạn Minh Nhật, các start up nên xây dựng thương hiệu riêng ngay từ đầu hay kiếm tiền đã rồi mới xây dựng thương hiệu?

Bà Hoàng Minh Nhật: Xây dựng thương hiệu phải là 1 quá trình và phải có lộ trình. Bản thân Minh Nhật xây dựng bánh mì Minh Nhật hướng tới 1 hệ thống phủ khắp cả nước. Ngay từ ban đầu là xây dựng chuỗi chứ không xây dựng cửa hàng đơn lẻ. Minh Nhật cho rằng, hình ảnh mình đưa đến cho khách hàng phải ổn định. Ở chuỗi cửa hàng của mình,  Minh Nhật xây dựng những quy trình riêng để khách hàng ăn hôm nay hay hôm sau vẫn mang nguyên hương vị.

quoc-bao2

Bạn Phan Quốc Bảo

Bạn Phan Quốc Bảo: Trong quá trình phát triển của mình, tôi đã từng băn khoăn rất nhiều rằng nên đầu tư một quy chuẩn nhất định cho doanh nghiệp ngay từ ban đầu hay là chú trọng doanh thu trước. Với xuất phát điểm là một sinh viên với nguồn vốn hạn hẹp nên khó khăn nhiều thứ, do đó tôi xác định là phải tồn tại trước tiên và việc kiếm tiền phải đặt lên hàng đầu, song song với đó là việc đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khi có những kết quả nhất định rồi mới đẩy mạnh xây dựng quy chuẩn doanh nghiệp. Bởi phải đảm bảo doanh nghiệp đó ổn định và có điều kiện nhất định mới có nguồn lực để phát triển lên. Đặc biệt, trong quá trình phát triển phải chú trọng giữ được “cái gốc” của doanh nghiệp mình.

– Ngay bản thân của các bạn start up đều xây dựng chiến lược kinh doanh và sau một thời gian ổn định thì có thể tăng về quy mô. Đối với những giải pháp về công nghệ, với những kinh nghiệm từ MISA cùng với những giải pháp hỗ trợ cho việc khởi nghiệp, ông Hoàng có tư vấn cho các bạn trẻ nên sử dụng giải pháp công nghệ nào khi tăng quy mô?

Ông Nguyễn Xuân Hoàng: Bản thân tôi là thành viên sáng lập MISA từ những ngày đầu thì rõ ràng khó khăn về vốn là thường xuyên xảy ra. Rõ ràng phải có vốn mới có thể tồn tại được. Nhưng khi các bạn thấy rằng sự tồn tại đã ổn rồi thì phải nghĩ tới sự phát triển thương hiệu ngay lập tức.

Với công ty chúng tôi khi được 30 nhân viên đã nghĩ tới việc phát triển thương hiệu. Thời đấy bọn tôi tham gia rất nhiều cuộc thi, giải thưởng và những chương trình này rất khuyến khích các start up. Khi chưa có được nhiều kinh nghiệm thì các bạn nên sử dụng công nghệ vì công cụ sẽ giúp ích rất tốt cho các bạn từ kiểm soát được doanh thu chi phí, lợi nhuận mà không nhất thiết phải đến cửa hàng đến kiểm soát được từng nhân viên cụ thể, nhân sự…Tuy nhiên, bản thân các bạn khi khởi nghiệp cũng cần phải trau dồi những kiến thức cơ bản về quản lý nhân sự, tài chính…để làm sao tăng năng suất lao động và thu hút khách hàng.

– Qua phần chia sẻ của anh Hoàng cho thấy dù DN có quy mô nhỏ hay lớn thì việc dùng công nghệ là rất cần thiết. Tuy nhiên chi phí để đầu tư cho công nghệ là một vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm và cân nhắc. Được biết MISA đang có chương trình trao tặng gói giải pháp kế toán cho các start up. Vậy với doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực F&B, ông có chương trình hỗ trợ miễn phí hoặc có phí nào không?

ong-hoang3

Ông Nguyễn Xuân Hoàng

Ông Nguyễn Xuân Hoàng: Hiện tại MISA cũng đang áp dụng gói dịch vụ công nghệ nhà hàng cho các bạn khởi nghiệp với giá rất rẻ. Ví dụ phần mềm quản lý nhà hàng của MISA chỉ có 3.000 đồng/ngày. Chi phí cho 1 năm chỉ mất hơn 1 triệu đồng. Trong chương trình hỗ trợ start up lần này, MISA đang có chương trình tặng voucher khuyến mại cho khởi nghiệp trị giá 1 triệu đồng. Có nghĩa là nếu các bạn sử dụng gói 2,6 triệu đồng được giảm 1 triệu đồng nữa. Tôi nghĩ là ai cũng có thể đầu tư được đặc biệt là với doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực.

– Liên quan đến vấn đề sử dụng các công cụ để khởi nghiệp, xin hỏi ông Hùng, ngoài vai trò quản lý của Trường trung cấp nấu ăn, ông cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực F&B. Vậy ông hãy cho biết quan điểm, để xây dựng thương hiệu nhà hàng, các bạn trẻ có nên sử dụng thương hiệu cá nhân để khởi nghiệp, ví dụ ở đây như Minh Nhật với thương hiệu quán quân Masterchef Việt Nam?

Ông Nguyễn Xuân Hùng: Ưu điểm của các bạn học sinh, sinh viên đã trải qua và đạt giải ở các tuộc thi quốc gia hay có tên tuổi sẵn là sẽ gặp thuận lợi rất nhiều. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có được ưu ái như vậy. Chính vì vậy, để khởi nghiệp thành công, tôi nghĩ rằng các bạn phải tự nỗ lực, quyết tâm, phải gắn kết ý tưởng, mục đích của mình thông qua thương hiệu của những người đi trước cũng như có những định hướng nhất định khi khởi nghiệp.

Đặc thù của ẩm thực Việt Nam vẫn dựa trên các món ăn truyền thống, tuy nhiên khi khởi nghiệp, các bạn có thể áp dụng ẩm thực của các nước vào nhà hàng của mình để đa dạng món ăn bởi du lịch của Việt Nam đang trên đà phát triển. Hàng năm, chúng ta đã đón một lượng lớn khách du lịch nước ngoài tới thăm quan, du lịch. Và, việc du khách nước ngoài tìm được món ăn quen thuộc tại nơi mình du lịch cũng là một thú vị, là một trong những điểm hấp dẫn và giữ chân khách. Tôi cũng đồng tình với ý kiến cho rằng, các bạn học sinh, sinh viên, chủ nhà hàng, doanh nghiệp cần phải tiếp cận công nghệ thông tin để theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội, đồng thời giảm tải chi phí trong quản lý. Nếu các bạn chưa làm được điều này thì đây sẽ là cản trở rất lớn cho các bạn trên con đường khởi nghiệp, xây dựng và phát triển thương hiệu. Tôi cho rằng, Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đã tạo sân chơi, điều kiện cho các bạn học sinh, sinh viên có ý tưởng và đam mê khởi nghiệp. Hy vọng tới đây, chương trình sẽ tiếp tục phát triển và được nhân rộng hơn nữa.

– Qua các phần chia sẻ trên chúng ta có thể thấy các dự án F&B sẽ có nhiều trợ lực để triển khai đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên việc xây dựng thương hiệu sẽ gặp nhiều kh&