Những đặc sản vùng miền hiếm có khó tìm, có dolla cũng không dễ mua

Ngán, gà Đông Tảo, cá Anh Vũ, gà chín cựa là những đặc sản vùng miền nồi tiếng thơm ngon, bổ dưỡng nhưng hiếm có khó tìm.

1. Gà Đông Tảo

Gà Đông Tảo hay còn được gọi gà Đông Cảo, đây là giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam, có nguồn gốc từ xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Gà Đông Tảo có nguồn gốc từ trăm năm và từ xưa, gà được nuôi để dùng làm vật phẩm tiến Vua, các bậc quý tộc hoặc dùng làm đồ cúng tế. 

Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5 kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái). Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen. Đây là niềm tự hào của người dân Hưng Yên nói riêng và Việt Nam nói chung. Không chỉ có thịt thơm ngon, điểm đặc biệt khiến cho giá cả của giống gà này rất đắt chính là ở cặp chân. Chân gà càng to thì giống gà này càng có giá trị.

Có lẽ chính bởi các yếu tố này, cộng thêm sự quý hiếm khi nhân giống nên gà Đông Tảo ngày càng có giá bán tăng cao. Từ khoảng 2 - 3 năm trước, giá trị một con gà Đông Tảo trưởng thành đã dao động từ 1,5 - 3 triệu đồng. Tuy nhiên đến nay, một con gà với hình thức đẹp, đôi chân to, có thể được chào bán với giá 2000 USD (hơn 46 triệu đồng).

2. Cá anh vũ

Từ xa xưa, có một loài cá chỉ xuất hiện ở vài vùng sông nước. Sở hữu hình dáng kỳ dị, loài cá này chỉ dùng để mang tiến vua. Được xem là loài có vị thịt thơm ngon, đậm đà nhất trong các loại cá nước ngọt, ấy là cá Anh Vũ.

Tương truyền, cá Anh Vũ xuất hiện ở nước ta từ 2000 năm TCN. Đến khoảng thế kỷ XIV, tức đời Hùng Vương thứ 3, một ngư dân bắt được cá Anh Vũ tại khu vực sông Lô, liền mang tiến vua. Trông lạ mà ăn ngon, vua cho đây là loài cá quý hiếm. Trong Đại Nam Thống Nhất Chí có ghi: "Cá Anh Vũ còn có tên Giả Ngư, sinh sống ở ngã ba sông Bạch Hạc. Hàng năm, cứ đến mùa rét mới có. Vị cá rất ngon mà bổ. Từ sông Bạch Hạc trở xuôi thì không có nữa". Đặc biệt hơn, trong Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi còn viết: "Cá Anh Vũ được dùng làm vật cúng tế thần linh…".

Cá Anh Vũ khó săn bắt, không dễ tìm, chuyên sống dưới hang đá ngầm. Năm 1992, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường đã ghi nhận cá Anh Vũ trong sách đỏ Việt Nam phần động vật, là loài có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ.

Tưởng chừng như phải nói lời chào với loài cá quý này, nhưng may mắn đã có một hộ gia đình bảo tồn và thuần phục loại cá này trên đỉnh Ái Au khá tiềm năng. Núi Ái Au quanh năm xanh tốt, nước suối trong lành, tuy vậy việc chăn nuôi loài cá này vô cùng khó khăn vì chúng rất kén môi trường sống.

Giá cá Anh Vũ không phải hạng "xoàng" 1 hay 2 triệu mà có thể lên tới hàng chục triệu đồng. Cá Anh Vũ rất khó bắt vì chúng chỉ sống dưới hang đá sâu ở khu vực đáy sông. Thợ lặn phải dùng dụng cụ chuyên biệt xuống dưới hang để vây bắt. Do chỉ ăn rong rêu, tảo, đặc biệt là tảo lục và tảo khuê cùng các sinh vật phù du nên thịt cá rất chắc, ngọt, các loài cá khác khó sánh bằng.

Cá Anh Vũ chất lượng nhất vẫn thuộc về vùng Bạch Hạc đất Tổ, nhưng cũng có một vài nơi khác có xuất hiện nuôi loại cá này. Để thực khách phân biệt được cá Anh Vũ ở mỗi nơi khác nhau, chỉ cần để ý ngoại hình cá một chút.

Cá Anh Vũ vùng Bạch Hạc nhỏ nhất trong các loài cá Anh Vũ, tuy nhiên, phần môi dày bành rõ nhất. Vảy cá ánh xanh xếp đều từ vùng bụng đến vây lưng. Khi còn nhỏ chúng có sắc vàng ánh đồng, khi trưởng thành, cá Anh Vũ có vây ánh đỏ.

Cá Anh Vũ khu vực sông Serepok, Tây Nguyên. Cá Anh Vũ ở đây giống cá chép hơn, phần mõm cá sần sụn nhưng không đặc trưng như cá Anh Vũ ở vùng Bạch Hạc.

Cá Anh Vũ có ngoại hình hơi kỳ dị. Ấn tượng là phần môi cong dày đầy đặn, được miêu tả là "thân cá chép, mép lợn con". Loài cá quý hiếm này chỉ sống ở những nơi nước chảy xiết, dùng chiếc môi cong dày ấy để cạp rong rêu.

Cho nên, môi trên của cá ngày càng bành ra để thích ứng với việc kiếm ăn rong rêu ở vách đá. Lâu dần, môi sần thành sụn, đó cũng là phần quý giá bậc nhất của cá. Người ta đồn rằng, phần sụn của môi cá Anh Vũ mang đi hầm cách thủy với mật ong có tác dụng cường dương "vô địch".

Tuy vậy, phần ngon ấn tượng phải nói đến lòng cá. Người được thưởng thức rồi luôn dành từ có cánh rằng ngon đến mức "trên đời không có sản vật nào sánh bằng".

Hàng năm, cứ mỗi khi thời tiết se se lạnh, nhiều sương mù, cá Anh Vũ lại ra kiếm ăn nhiều. Khi ấy, người dân bắt loài cá quý giá này để chế biến món ăn.

Nhiều người có kinh nghiệm cho rằng, cá Anh Vũ ngon nhất vẫn là hấp. Cá Anh Vũ được làm sạch, sau đó ướp gừng và một số loại gia vị vào bụng, thêm chút nước mắm. Sau đó, cuốn cả con cá vào một tấm lá gừng và hấp cách thủy. Làm như vậy, cá sẽ được vị ngọt nguyên bản, thơm ngon, bổ dưỡng.

3. Gà chín cựa

“Voi chín ngà, Gà chín cựa, Ngựa chín hồng mao” là những sính lễ mà Vua Hùng thứ 18 đã đặt ra yêu cầu đối với Sơn Tinh và Thủy Tinh để kén rể trong truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” mà ai ai cũng biết đến. Ai cũng cho rằng đó là những những sinh vật kỳ bí chỉ có trong truyền thuyết – thần thoại, nhưng thực tế không phải vậy. Loài Gà chín cựa (hay còn gọi là Gà nhiều cựa) thực tế được nuôi dưỡng và phát triển, nằm sâu trong vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Sơn, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây được cho là nguồn gốc của giống Gà chín cựa có trong truyền thuyết “Sơn Tinh – Thuỷ Tinh”. Chúng được sùng kính gọi là “Vua của các loài gà” và được coi là một con vật cao quý xưa kia dùng để tiến Vua.

Gà chín cựa hay còn gọi là gà nhiều cựa không ai biết xuất hiện từ bao giờ, chỉ được biết đến từ truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”. Loại gà này có nguồn gốc là gà rừng, trước đây đã được người dân tộc Dao và Mường Phú Thọ bắt về nuôi từ lâu nhưng phải đến những năm 2003, khi Vườn Quốc gia Xuân Sơn được thành lập, đường xá được mở mang thì nhiều người mới biết đến giống gà quý này. Là loại gà quý hiếm, số lượng giống thuần chủng hiện nay còn rất ít. Chính vì vậy mà rất ít người có thể tận mắt thấy con gà nào 9 cựa, thường chỉ bắt gặp những con gà 7 hoặc 8 cựa là nhiều nhất. Bởi lẽ đó mà tên gọi “Gà nhiều cựa” xuất phát từ đó.

Theo những người dân có kinh nghiệm tại bản Cỏi, xã Xuân Sơn cho biết, Gà nhiều cựa từ khi nở ra đã thấy rõ ở khủy chân mọc ra một chùng 3 cựa về sau. Khi trưởng thành, mỗi chú gà trống mọc thêm 1 cựa sừng nhọn và cong vút (không có ở gà chín cựa mái) và càng nuôi lâu cựa càng dài, càng bóng.

Gà nhiều cựa khi lớn lên có tướng mạo hùng dũng với bộ lông ngũ sắc, mào đỏ như máu, mắt sáng tinh anh, ngực nở, đuôi cong vút tựa cầu vồng, tiếng gáy vang. Đặc biệt, Gà có đôi chân to, chắc và đều 4,5 cựa mỗi bên, mỗi cựa dài, ngắn khác nhau, cựa trên cùng hoàn toàn là sừng, cong như lưỡi câu liềm. Đôi mắt Gà nhiều cựa sáng quắc không bị hốt hoảng ngay cả khi bị giữ chặt. Chính vì có đôi chân chắc khỏe, có sải cánh rộng nên có loài Gà này có thể bay.

Đây là giống Gà hiếu chiến và hung dữ, khi gặp đối thủ, bộ lông cổ xù lên thách thức, đôi mắt đỏ lừ, tung ra những cú đá chí mạng, hạ gục hoặc khiến đối thủ bỏ chạy. Loại Gà này rất thiện chiến chúng sẵn sàng đánh nhau đến chết vì chúng rất hung tợn. Ngay cả những loài Gà khác to hơn chúng cũng không hề sợ hãi. Gà nhiều cựa phối giống chỉ với gà cùng loại vì với các loại gà khác. Khi phối giống Gà nhiều cựa sẽ làm gà khác đau đớn và bỏ chạy. Gà nhiều cựa khi được 5, 6 tháng tuổi nặng 8, 9 lạng và 7, 8 tháng thì bắt đầu trổ mã. Gà mái tầm tuổi này thì đã nhảy ổ và thịt được.

Đặc biệt, Gà nhiều cựa là lễ vật trong những dịp trọng đại của người Mường. Vào dịp năm mới, người Mường tập trung tại nhà ngài, dâng lên tổ tiên, ông bà những lễ vật thể hiện khát vọng và ước mơ về cuộc sống tự do vươn tới ấm no, hạnh phúc. Tại đây, trai gái trong bản sẽ cùng nhau tái hiện điệu múa Mỡi, một nét văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường huyện Tân Sơn.

Theo như cách nói nôm na của bà con Gà nhiều cựa đa phần là 6, 7 cựa còn 8 cựa đã hiếm rồi 9 cựa thì lại càng cực hiếm. Gà có đầy đủ 9 cựa thì rất hiếm, mỗi đàn 1.000 con thì chỉ có khoảng 4 – 5 con gà 9 cựa. Hiện nay cả nước người sở hữu số gà có đầy đủ chín cựa không nhiều.

Thịt Gà nhiều cựa có mùi vị đặc biệt, rất thơm ngon và đậm đà như gà rừng. Gà nhiều cựa trước đây là sản phẩm để tiến Vua không chỉ bởi thịt gà thơm ngon mà còn bởi vẻ oai nghiêm, hùng dũng của chúng. So với các giống gà khác, Gà nhiều cựa Xuân Sơn không chỉ có hương vị thơm ngon đặc trưng mà còn mang nhiều ý nghĩa, tượng trưng cho sự may mắn, sung túc và tài lộc.

4. Ngán

Ngán là một loại nhuyễn thể hai mảnh sống ở vùng nước mặn và nước lợ. Có thể thấy ngán xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng con ngán Quảng Ninh được xem là ngon nhất với người sành ăn.

Con ngán thường có kích thước nhỉnh hơn con ngao, vỏ sần sùi màu trắng và sống sâu dưới bùn. Khi ở dưới nước, ngán thường thò chiếc xúc tu to và dài để thở và kiếm thức ăn. Lúc mặt nước động, sóng sánh là con ngán chui nhanh xuống bùn để lẩn trốn.

Vào mùa con ngán Quảng Ninh, ngư dân thường phải lội rất sâu dưới bùn mới có thể móc được con ngán, vì thế nghề này đòi hỏi sự kiên trì lớn. Nhiều người nhận xét rằng không ở đâu ngán ngon được như ngán sống tại khu vực cửa sông Bạch Đằng nơi giáp ranh giữa tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.

Ngán được người dân Quảng Ninh chế biến đa dạng các món khác nhau, ngán nướng, ngán hấp, cháo ngán, gỏi ngán, miến xào ngán, bún xào ngán, canh ngán rau mùng tơi và cả rượu tiết ngán.

Quảng Cáo Vàng