HÀ THỦ Ô ĐỎ

Hà thủ ô đỏ (danh pháp khoa họcFallopia multiflora, đồng nghĩa: Polygonum multiflorum là một loài hà thủ ô cây thân mềm, thuộc họ Rau răm (Polygonaceae), bộ Cẩm chướng (Caryophyllales). Loài cây được sử dụng làm thuốc.

- Củ Hà thủ ô đỏ dùng làm thuốc có tác dụng bổ gan, thận, an thần chữa suy thận, thiểu năng gan, thiếu máu, di mộng tinh, bạch đới, suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc.

- Tên gọi khác: Giao đằng, dạ hợp

- Nhận dạng: Hà thủ ô đỏ sống lâu năm, thân mềm dạng dây leo quấn với nhau, rễ phình to thành củ màu đỏ.  hình tim, đầu nhọn, dài 5 - 7cm, rộng 3 – 5 cm. Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành hoặc nách lá, mang nhiều hoa. Hoa nhỏ, màu trắng, 3 mảnh vòng ngoài lớn lên cùng quả. Quả 3 cạnh, khô, không tự mở.

Cây hà thủ ô

Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 7 - 10, quả tháng 9 - 12. Mọc nơi ẩm, nhiều mùn, vùng rừng núi đá vôi, ở độ cao 800 – 1600 m. 

Cây hà thủ ô đang ra hoa

Phân bố: Trong nước: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. 

Tình trạng: Tuy có khu phân bố rộng nhưng là cây thuốc quan trọng nên đã bị khai thác liên tục trong nhiều năm nay hiện đã trở nên hiếm dần. Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "sẽ nguy cấp" (Bậc V). Đề nghị có biện pháp khai thác hợp lí, đồng thời gây trồng để bảo vệ nguồn gen.

Củ Hà thủ ô đỏ

Tác dụng chữa bệnh của Hà thủ ô đỏ

Tác dụng của Hà thủ ô được sách thuốc, tài liệu xưa  ghi chép lại với nhiều tính năng và công dụng độc đáo như chữa tràng nhạc, mẩn ngứa ở đầu mặt cổ, mạnh gân cốt đẹp sắc mặt, thêm khí huyết điều trị hư lao, chữa táo bón lâu ngày trị 5 chứng trĩ, uống lâu làm xanh râu tóc kéo dài tuổi thọ (Trích theo Hải Thượng Lãn Ông trang 561 tập 1- Y tông tâm lĩnh) cuốn sách được đánh giá làm tài liệu nghiên cứu có giá trị nhất trong nghành y dược cổ truyền dân tộc.

Hà Thủ Ô đỏ bào chế tiêu chuẩn

Y học hiện đại đang từng bước đi sâu nghiên cứu những giá trị chữa bệnh độc đáo của vị thuốc Hà thủ ô. Trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – GS.TS Đỗ Tất Lợi ghi chép lại những thành phần dược lý cơ bản có trong vị thuốc  như giải thích được phần nào những công dụng trên. Do tính phong phú và đa dạng về phương thức bào chế của vị thuốc Hà thủ ô cũng như sự phối hợp giữa nhiều vị thuốc lẫn nhau vẫn luôn đặt ra dấu hỏi cho các nhà nghiên cứu y dược.

1. Hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ huyết chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể

Hà thủ ô được xem là vị thuốc chữa thiếu máu hữu hiệu chỉ xếp sau Tử hà sa (Rau thai nhi – nguyên liệu tổng hợp thuốc Philatop).Xét về nhiều khía cạnh thì Hà thủ ô có tính ưu việt hơn bởi vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật (dễ tìm, lành tính và an toàn trong sử dụng).


Vị thuốc Hà thủ ô có tác dụng bổ máu

 Bổ huyết để đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng Máu trong cơ thể. Số lượng có thể đủ (trung bình hồng cầu ở Nữ từ 3,8 – 4,9 triệu, ở Nam từ 4,2 – 5,4 triệu) nhưng nhiều người bệnh vẫn được chuẩn đoán thiếu máu nhược sắc, đẳng sắc hay ưu sắc. Nguyên nhân chính do chất lượng máu không tốt (kích thước Hồng cầu to nhỏ không đồng đều, cơ thể không tự sản xuất Hemoglobin – Hb…). Đặc tính của Hà thủ ô tác dụng chậm nhưng có tính bền bỉ nên nó đi sâu để nuôi dưỡng phần cốt tủy của cơ thể ( tủy đỏ) nơi sản xuất ra những tế bào máu gốc đa năng sản sinh hồng cầu có giá trị ứng dụng thực tiễn rất lớn mà người xưa đã biết vận dụng từ rất sớm.

Ứng dụng lâm sàng điều trị các chứng suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, phòng đột quỵ, phục hồi di chứng sau tai biến mạch máu não.

2. Tác dụng của Hà thủ ô đỏ chữa táo bón, đi ngoài ra máu

Bình thường khi sử dụng Hà thủ ô tươi gây tình trạng táo bón do hàm lượng tanin (chất chát) trong Hà thủ ô cao. Rất nhiều người sau khi dùng Hà thủ ô một thời gian ngắn rồi không sử dụng nữa vì tác dụng phụ nêu trên. Vậy làm thế nào để uống lâu mà không gặp phải tình trạng trên. Cái hay của vị thuốc này chính lại là chữa táo bón chứ không gây nên táo bón, tuy chậm nhưng lại cho kết quả hơn mong đợi. —> Chìa khóa nằm ở công thức và phương pháp bào chế.

Táo bón là bệnh lý khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại, một số triệu chứng thường gặp như: 3-4 ngày mới đi ngoài 1 lần, phân khô rắn cứng khó ra, tình trạng trên kéo dài dễ dẫn đến dạn nứt hoặc xây xước vùng hậu môn gây đi ngoài ra máu, giãn tĩnh mạch trực tràng, sa búi trĩ. Người xưa ví bệnh táo bón giống như “con thuyền mắc cạn” cứ cố đẩy thuyền càng trầy xước, để hết táo bón hay đưa con thuyền thoát khỏi vùng mắc cạn cần có nước để thuyền dâng lên trôi nhẹ đi và Hà thủ ô là vị thuốc  có công dụng sinh ra huyết dịch ví như nguồn nước để giúp thuyền vậy! Người bị táo bón có thể được bác sĩ tư vấn uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm rau củ quả chứa nhiều chất xơ, vận động nhiều hơn để tăng nhu động ruột… nhưng chỉ giảm bớt được phần nào chứ không khỏi. Nhiều người kiên trì dùng hà thủ ô đỏ liên tục từ 3 – 4 tháng thì hết táo bón và một điều mà ai cũng biết không bị táo bón sẽ không bị chảy máu và bũi trĩ sẽ tự phục hồi và co lên (tác dụng tốt đối với trĩ độ 2 – còn bạn bị trĩ độ 4 thì nên đi cắt bỏ càng sớm càng tốt). Sở dĩ uống 3 -4 tháng mới hết táo bón vì đặc tính của hà thủ ô tác dụng chậm nhưng bền bỉ mà trong sách cụ Hải Thượng Lãn Ông so sánh rất hay mà mình chưa kịp nêu ra và ở phần sau mình sẽ có một bài viết phân tích sâu hơn nữa về vị thuốc này.

Thông thường dùng Hà thủ ô (dạng bào chế) + Vừng Đen + Hoa Hòe (sao đen) sau 1 tuần – 10 ngày điều trị chứng táo bón đi ngoài ra máu giảm 75- 80% trong 4 ngày đầu sử dụng. Một số bệnh nhân mắc bệnh Trĩ rất ưa dùng vì sau một thời gian dùng thấy búi trĩ có sự co hồi trở lại).

3. Hà thủ ô đỏ chữa rụng tóc, bạc tóc sớm

Em bé mới chào đời nhìn sơ qua về mái tóc cũng đánh giá được phần nào sức khỏe của chúng. Tóc đen tốt và mọc đồng đều cho thấy chúng có một nền tảng thể lực tốt và nhìn chung trong khoảng thời gian đầu nuôi dưỡng bé ít mắc một số bệnh lý hơn như viêm phổi, còi xương, suy dinh dưỡng, tiêu chảy… ta cũng thấy rõ quá trình phát triển sinh lý của bé: liền thóp, mọc răng, chiều cao cân nặng toàn bộ quá trình này diễn ra đồng nhất hơn.

Nếu như bạn bị rụng tóc nhiều và kéo dài có thể thấy cơ thể bạn gặp phải một số vấn đề cần phải khắc phục. Chúng ta thường thấy phụ nữ sau sinh, sau độ tuổi 35, tiền mãn kinh… gặp phải tình trạng rụng tóc là khá nhiều.

Hà thủ ô được biết từ rất sớm với công dụng trị rụng tóc và bạc tóc hiệu quả. Trường hợp rụng tóc thời gian dùng từ 1- 2 tháng đạt kết quả trên 80%, với trường hợp bạc tóc sớm thì khá dài sau 3- 4 tháng giảm tỷ lệ bạc tóc 20 -25% và nên dùng thành từng đợt trong năm.

4. Uống Hà thủ ô thường xuyên kéo dài tuổi thọ

Dược lý hiện đại nghiên cứu thành phần Hà Thủ Ô gồm 2 nhóm chất tanin và anthranoid. Tỷ lệ thành phần có chất đạm (1,1%), chất béo (3,3%), tinh bột (45,2%), chất vô cơ (4,5%) và một số chất tan trong nước chiếm 26,4%.


Cây Hà hhủ ô đỏ lâu năm hình vân rồng

Trong tập sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” GS-TS. Đỗ Tất Lợi ghi rõ và đầy đủ về tác dụng của vị thuốc đặc biệt hợp chất Lecithine trong Hà Thủ Ô và một số hợp chất sau bào cheescos tác dụng  làm giảm cholesterol, bền vững thành mạch máu, tăng cường trí nhớ và khả năng đáp ứng miễn dịch cơ thể tốt... Có thể chính những nghiên cứu này đã giải thích được những người từ xưa khi sử dụng vị thuốc Hà thủ ô có được tuổi thọ cao.

5. Có lợi cho việc sinh con

Lý luận của y học cổ truyền cho rằng, thận tàng tinh, chủ về việc sinh con đẻ cái nếu thận tinh xung túc thì sự sinh trưởng tác dụng của cơ thể diễn ra thuận lợi, năng lực tinh dục được khôi phục và nâng cao nên rất dễ sinh con.

Trong sách "Bản thảo cương mục", danh y Lý Thời Trân đã ghi lại chuyện Minh Thế Tông Hoàng đế chữa khỏi được chứng bất dục bằng phương thuốc Thất bảo mỹ nhiêm đan trứ danh với chủ dược là hà thủ ô.

Tác dụng từ kết quả nghiên cứu Dược lý hiện đại:

Hà thủ ô có tác dụng hạ Cholesterol huyết thanh, được chứng minh rõ trên mô hình gây cholesterol cao ở thỏ nhà, thuốc còn có tác dụng làm giảm hấp thu cholesterol của ruột thỏ, theo tác giả, thuốc có thành phần hữu hiệu kết hợp với cholesterol ( Tư liệu tham khảo Tân y học 5 - 6, 1972). Thuốc có tác dụng phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch. Có thể tác dụng giảm xơ cứng động mạch và do thuốc có thành phần Lecithin ( Tư liệu tham khảo Tân y học 5 - 6, 1972). 

Ngoài ra thuốc làm chậm nhịp tim. Làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành và bảo vệ được cơ tim thiếu máu. Thuốc có khả năng nâng cao sức chống lạnh của chuột nhắt. Hà thủ ô trắng có tác dụng tăng cường miễn dịch. Thuốc giữ được tuyến ức của chuột nhắt già không bị teo mà giữ được mức như lúc chuột còn non, tác dụng này có ý nghĩa chống lão hóa nhưng cơ chế còn cần nghiên cứu thêm.

Thuốc có tác dụng nhuận tràng do dẫn chất oxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột ( Trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược - Nhà xuất bản Khoa học xuất bản 1965, trang 345 - 346). Hà thủ ô sống có tác dụng nhuận tràng mạnh hơn Hà thủ ô chín.

Tác dụng kháng khuẩn và virus: thuốc có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lao ở người và trực khuẩn lî Flexner. Thuốc có tác dụng ức chế virus cúm ( Học báo Vi sinh vật 8,164, 1960). Glucozit Hà thủ ô trắng có tác dụng ức chế tế bào ung thư.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị chứng huyết hư, cơ thể suy nhược: có triệu chứng lưng gối mỏi nhức, váng đầu, hoa mắt, tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng nhiều, dùng bài:

Hà thủ ô hoàn: Hà thủ ô 20g, Thỏ ty tử 12g, Đương qui 12g, Ngưu tất 12g, Bổ cốt chí 12g, tán bột mịn, luyện hoàn với mật ong. Mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 lần với nước sôi nguội hoặc nước muối nhạt. Trường hợp ra mồ hôi trộm hoặc ra nhiều mồ hôi ( tự hãn) gia Hoàng kỳ, Long cốt, Mẫu lệ, Bạch truật, Hoàng tinh, Chích thảo.

Trường hợp mất ngủ do huyết hư, dùng bài: Chế Hà thủ ô, Bắc Sa sâm, Qui bản, Long cốt, Bạch thược, mỗi thứ 12g, sắc uống.

Trường hợp thận yếu, đau lưng mỏi gối, di tinh nặng hoặc băng lậu đới hạ, sinh dục yếu, dùng bài: Thất bảo mỹ nhiệm đơn ( Thiệu ứng Tiết): Chế Thủ ô 20g, Bạch phục linh, Ngưu tất, Đương qui, Thỏ ty tử, Phá cố chỉ, mỗi thứ 12g, luyện mật làm hoàn, mỗi lần 12g, ngày 2 lần.

2. Trị lipid huyết cao, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, bệnh động mạch vành: có tác dụng làm giảm hoặc hết triệu chứng, ổn định bệnh, làm tăng sức, thường kết hợp với Ngân hạnh diệp, Câu đằng. Có công trình nghiên cứu dùng viên Hà thủ ô ( mỗi viên nặng 0,25g gồm thuốc sống 0,81 trong đó 30% bột Hà thủ ô, 70% cao nước chế thành), mỗi lần uống 5 - 6 viên ( có người uống 8 - 10 viên), ngày 3 lần, dùng thuốc liên tục trong 2 - 12 tuần, lâu nhất 14 tháng. Trị 178 ca cholesterol huyết thanh cao, kết quả tốt 38,2%, tiến bộ 23,6%, tỷ lệ kết quả 61,8% cholesterol huyết thanh giảm bình quân 39mg% trong đó 32% bệnh nhân giảm xuống mức bình thường, đối với bệnh nhân vừa và cao, kết quả tốt ( Bệnh viện Nhân dân Thượng hải số 3 trực thuộc Y học viện điều trị trị bằng viên Hà thủ ô, Báo Công nghiệp Y dược 1974,6:1).

Trị huyết áp cao, dùng bài Hà thủ ô hợp tể: Chế Hà thủ ô, Sinh địa, Huyền sâm, Sinh Bạch thược, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Sa uyển tật lê, Hy thiêm thảo, Tang ký sinh, Hoài Ngưu tất, mỗi thứ 12g, sắc nước uống.

 3.Trị sốt rét lâu ngày, thương âm khó lành: dùng bài: Hà thủ ô 40g, Sài hồ 12g, Đậu đen 20g, sắc nước phơi sương 1 đêm, sáng hầm lên uống nóng. Hà Nhân ẩm: Chế Hà thủ ô 16g, Đảng sâm, Đương qui, Trần bì, Oåi khương, mỗi thứ 12g, sắc uống.

4. Trị táo bón: trị táo bón do huyết hư, tân dịch hao tổn, dùng Tứ thạch, Đơn thạch, Đơn sâm, Ngũ vị tử, Toan táo nhân, Xuyên khung ( lượng nhỏ), có kết quả. Có tác giả dùng dịch tiêm Hà thủ ô 20% tiêm bắp mỗi lần 4ml, ngày 1 lần, 20 - 30 ngày là một liệu trình; trường hợp nặng chích 1 ngày 2 lần, cách nhật, liệu trình 15 - 20 ngày, nghỉ 15 - 20 ngày, ngủ khá hơn thì 9 ngày 1 lần hoặc uống Hà thủ ô mỗi lần 5 - 7 viên ( 0,5g/viên), ngày 3 lần, trường hợp uống lâu dài, ngày 2 lần sáng tối. Trường hợp bệnh nhẹ hoặc bệnh giảm, mỗi tối uống 6 - 10 viên trước lúc ngủ. Uống và chích thay đổi dùng. Đã trị 141 ca, khỏi lâm sàng 53,9%, tiến bộ ngủ tốt 44,7%, tỷ lệ có kết quả 98,6%, theo tác giả tốt hơn loại thuốc ngủ Bromure và Meprobamate ( Bệnh viện 201 Giải phóng quân, Phân tích lâm sàng 141 ca mất ngủ bằng Hà thủ ô, Thông tin Trung thảo dược 1974,5:38).

5. Trị ho gà: dùng Hà thủ ô 6 - 12g, Cam thảo 1,5 - 3g, mỗi ngày 1 thang sắc, chia 4 - 6 lần uống, có người uống xong tiêu chảy nhẹ, dùng Kha tử hoặc Anh túc xác. Đã trị 35 ca khỏi 19 ca, cơ bản khỏi 8 ca, tiến bộ 4 ca, không kết quả 1 ca ( Vương Khởi Minh, Báo cáo về kết quả bước đầu điều trị ho gà bằng Hà thủ ô, Báo Trung y Giang tô 1965,3:10).

6. Trị sốt rét: Dùng Hà thủ ô 18 - 25g, Cam thảo 1,5 - 3g, trẻ em giảm lượng, sắc đặc sau 2 giờ, chia 3 lần uống trước bữa ăn. Trị 17 ca kết quả đều tốt ( Vương Khaởi Minh, Báo cáo 17 ca sốt rét điều trị bằng Hà thủ ô, Báo Y học Quảng Đông 1964,4:31).

8. Trị tóc bạc: Dùng Hà thủ ô chế, Thục địa hoàng mỗi thứ 30g, Đương qui 15g, ngâm vào 1000ml rượu trắng 10 - 15 ngày, sau cùng mỗi lần 15 - 30ml, uống liên tục cho đến khi kết quả. Điều trị 36 ca ( 20 ca bạc từng đám, 16 ca rải rác bệnh kéo dài từ 1 đến 10 năm, kết quả khỏi 24 ca, tiến bộ 8 ca, tỷ lệ kết quả 88,9% ( Triệu Hồng Bân, Rượu Hà thủ ô trị tóc bạc, Tạp chí Trung Y Sơn đông 1983,4:41).

9. Trị tổn thương thần kinh quay: dùng Hà thủ ô 30g sắc, chia uống sáng và chiều, liệu trình 1 tháng. Theo dõi 14 ca, tỷ lệ khỏi 86,7% ( Truyền Bằng Liêu, Báo cáo 14 ca tổn thương thần kinh quay trị bằng Hà thủ ô, Tạp chí Trung hoa Trung y cốt thương khoa 1988,1:34).

10. Ngoài ra còn có báo cáo dùng trị mề đay, lở nhọt, trị nốt ruồi, tinh trùng yếu.

Giới thiệu một số bài thuốc đơn giản có Hà thủ ô thường dùng trong nhân dân để bổ dưỡng đối với người suy nhược:

Hà thủ ô 10g, Đại táo 5g, Thanh bì 2g, Trần bì 3g, Sinh khương 3g, Cam thảo 2g, nước 600ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Hà thủ ô hoàn: Hà thủ ô 1.800g thái mỏng, Ngưu tất 600g thái mỏng. Hai vị trộn đều, dùng 1 đấu to đậu đen đãi sạch. Cho thuốc vào chõ, cứ một lượt thuốc 1 lượt đậu. Đồ chín đậu, lấy thuốc ra phơi khô. Làm như vậy 3 lần rồi tán bột. Lấy thịt Táo đen trộn với bột làm thành viên 0,5g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên, dùng rượu hâm nóng, chiêu thuốc ( theo Hòa tể cục phương).

Hà thủ ô tán ( Bản thảo cương mục): Hà thủ ô cạo vỏ, thái mỏng, phơi khô, tán bột. Ngày uống 4g vào sáng sớm, chiêu với rượu.

https://quangcaovang.com.vn

HÀ THỦ Ô ĐỎ

Quy cách: Củ hà thủ ô đỏ còn tươi, hoặc đã hoàn tán (theo yêu cầu của Quý khách)

Đảm bảo 100% về chất lượng, suất xứ

Giao hàng toàn quốc, nhanh chóng tận nơi

Cam đoan hoàn tiền nếu không hài lòng về chất lượng sản phẩm

Liên hệ: 0916 35 6822

Nguy hiểm khôn lường vì hà thủ ô thật giả khó phát hiện

Một lương y cho biết, ông không bao giờ dám dùng hà thủ ô hiện bán ở thị trường vì chúng thật - giả lẫn lộn và không thể đảm bảo chất lượng. Bởi, theo kinh nghiệm của ông, hà thủ ô đỏ thật và đạt chất lượng, ngoài màu sắc còn có thể nhận biết mùi của nó rất thơm, gần như nhân sâm. Hơn nữa, giá gốc 1kg hà thủ ô đỏ bán tại Sapa đã là 140 ngàn đồng, chứ làm sao có giá 40 - 65 ngàn đồng/kg được. Ông cho biết thêm, hà thủ ô thật nếu chế biến đúng cách (khá phức tạp không nằm trong phạm vi bài viết này) thì giá thành có thể lên đến 600 ngàn đồng/kg.

Theo các dược sĩ, hà thủ ô phải chế biến kỹ để giảm bớt thành phần tannin có sẵn trong dược liệu. Thành phần này nếu có nhiều sẽ làm cho hà thủ ô có vị chát, uống vào sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, đến ruột sẽ làm săn se niêm mạc ruột, giảm co thắt ruột gây táo bón, tích tụ chất độc trong cơ thể. Nếu dùng lâu ngày sẽ có ảnh hưởng không tốt trên gan thận. Còn nếu dùng hà thủ ô đã lâu ngày bị biến chất hoặc ẩm mốc sẽ có hại cho gan, thận.

 Kết quả hình ảnh cho hà thủ ô thật giả

Một dược sĩ còn cho biết thêm, hiện cũng có một số mẫu hà thủ ô đỏ đã bị chiết xuất một phần hoặc toàn bộ hoạt chất trước khi đem ra bán trên thị trường ở dạng dược liệu khô. Đó là tác hại nếu dùng hà thủ ô chế biến không đúng cách hoặc kém chất lượng, còn dùng thứ giả như củ nâu thì sao? Có người cho rằng, củ nâu không độc, bằng chứng là đôi khi người ta dùng nó như là một thứ thực phẩm. Thực tế, củ nâu muốn ăn phải gọt bỏ vỏ rồi đem ngâm ở suối nhiều ngày mới có thể dùng được, vì hàm lượng tannin có trong củ nâu rất cao. Ngoài ra khi dùng củ nâu để thay thế hà thủ ô đỏ, ngoài việc không đạt hiệu quả như mong muốn có thể gây độc cho cơ thể nếu dùng lâu ngày.

Chuyện kể rằng ngày trước ở huyện Nam Hà, Trung Quốc, có một ông lão tên là Điền Nhi, thể trạng yếu ớt từ lúc sinh ra. Một lần đi rừng, Điền Nhi đào được một củ lạ và thử đem tán nhỏ, hòa với rượu uống. Kỳ lạ thay, sau một thời gian uống, các bệnh đều khỏi, tóc bạc bỗng đen lại, da căng, ngực nở như mới đôi mươi. Ông sống khỏe mạnh, thọ đến 160 tuổi. Thứ củ đó chính là hà thủ ô

Hà thủ ô có hai loại: đỏ và trắng. Tuy nhiên, hà thủ ô đỏ mới là vị thuốc đúng dùng trong Đông y. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, loại củ này là vị thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc bổ.

Nhiều nghiên cứu đã công nhận, hà thủ ô có tác dụng với nhiều bệnh lý như rụng tóc, tóc bạc sớm. Chúng còn được dùng để chữa đau lưng dưới, yếu khớp gối, yếu cơ, liệt nửa người, tinh thần hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch. Ngoài ra, hà thủ ô còn có thể giúp chống lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp nhuận tràng, điều chỉnh lượng đường trong máu.

Rất nhiều người biết đến hà thủ ô nhờ công dụng làm trẻ hóa mái tóc của loại củ này. Một nghiên cứu thực hiện trên 48 người, bao gồm 24 nữ và 24 nam, trong độ tuổi từ 30 – 60, cho thấy có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc như tuổi tác, căng thẳng, hút thuốc. Họ đều được dùng 4g củ hà thủ ô, chia làm hai lần trong ngày.

Sau một tháng điều trị, 91% nam giới và 87% phụ nữ cho biết chứng rụng tóc của mình được cải thiện tốt như tóc ít rụng, khỏe và đen hơn. Không ai trong số họ gặp tác dụng phụ trong thời gian điều trị. Không chỉ vậy, trong củ hà thủ ô còn có chất đạm, tinh bột, chất béo, đặc biệt là có chất lexitin. Đây là thành phần chủ yếu của hệ thần kinh, giúp điều trị thần kinh suy nhược, suy dinh dưỡng, có lợi cho tim.

Đông y có bài thuốc chữa thần kinh suy nhược, ăn uống khó tiêu dành cho người già yếu, trong đó hà thủ ô là vị thuốc chính: 10g hà thủ ô, 5g táo đen, 2g thanh bì, 3g trần bì, 3g sinh khương, 2g cam thảo, 600ml nước. Tất cả đem sắc đến khi còn khoảng 200ml, uống ba lần trong ngày.

Nếu có biểu hiện như da nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, bạn có thể bồi bổ khí huyết bằng cách ăn cháo nấu với hà thủ ô. Bạn nên bọc hà thủ ô trong vải thưa rồi cho vào nồi, nấu chung với cháo. Khi cháo nhừ, bạn vớt hà thủ ô ra, nêm nếm tùy theo khẩu vị.

Cầu kỳ hơn, bạn có thể lấy 30g hà thủ ô nghiền thành bột, bọc chặt trong túi vải rồi nhét vào bụng một con gà mái đã làm sạch. Bạn cần hầm nhừ món gà này bằng nồi đất rồi ăn trong ngày.

Một cách để bạn dễ dàng sử dụng vị thuốc này là thái vụn hà thủ ô, ngưu tất, sinh địa, đường quy rồi hâm với nước sôi để uống thay trà.

Trên thị trường hiện nay có loại hà thủ ô giả, kém chất lượng làm từ củ nâu hoặc hà thủ ô trắng. Để tránh mua phải hàng giả, bạn nên xem xét thật kỹ hoặc nhờ người biết về các vị thuốc Đông y đi cùng.

Hà thủ ô đỏ có hình dạng tương tự củ khoai lang, bề ngoài nhiều chỗ lồi lõm, cứng, khó bẻ. Miếng cắt ngang bên trong màu hồng, giữa thường có lõi gỗ cứng. Hà thủ ô đỏ có nhiều bột màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.

Nếu đang dùng hà thủ ô trị bệnh, bạn nên hạn chế ăn huyết động vật, củ cải, các loại gia vị như hành, tỏi. Người bị táo bón, tiêu chảy nhiều không nên dùng hà thủ ô. Bạn cần bảo quản hà thủ ô đã chế biến ở nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc vì khi bị mốc, chúng sẽ gây hại cho gan và thận. Bạn có thể sử dụng hà thủ ô dưới dạng thuốc sắc, thuốc tán, thuốc viên đều có hiệu quả.

https://quangcaovang.com.vn

HÀ THỦ Ô ĐỎ

Quy cách: Củ hà thủ ô đỏ còn tươi, hoặc đã hoàn tán (theo yêu cầu của Quý khách)

Đảm bảo 100% về chất lượng, suất xứ

Giao hàng toàn quốc, nhanh chóng tận nơi

Cam đoan hoàn tiền nếu không hài lòng về chất lượng sản phẩm

Liên hệ: 0916 35 6822

Đánh giá sản phẩm :

 (0 votes)