Giới thiệu cây Ba kích

Ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Tác dụng của cây ba kích bổ thận, tráng dương cường gân cốt, khử phong thấp,… ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ản ngủ kém. Ngoài ra còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau khớp của các bệnh nhân đau khớp. Có rất nhiều cách sử dụng loại “viagra” tự nhiên này. Thông thường người ta thường dùng ba kích khô hầm cùng thịt gà hoặc sắc nước uống. Tuy nhiên phương thức được sử dụng nhiều nhất là ngâm rượu. Trong Đông y, ba kích còn là cây thuốc nam trị yếu sinh lý hiệu quả, tính ấm, vị hơi cay. Nó có tác dụng ôn thận, mạnh gân cốt, trợ dương, trừ phong thấp. Theo như các y gia xưa thường dùng rượu ba kích thay cho thuốc trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới, chữa di tinh, lưng gối mỏi đau, gân cốt yếu mềm.

Mô tả:

Ba kích còn có tên là Dây ruột già, Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Ba kích thiên (Trung Quốc)… Tên khoa học Morinda officinalis stow. họ cà phê (RUBIACEAE). Là cây dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Ngọn có cạnh, màu tím, có lông, khi già thì nhẵn. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn; phiến lá cứng có lông tập trung ở mép và ở gân, khi già ít lông hơn, màu trắng mốc, dài 6-15cm, rộng 2,5-6cm, cuống ngắn. Lá kèn mỏng ôm sát vào thân.

Tác dụng của cây ba kích chữa đau khớp, suy nhược

Cây mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh, trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc, dưới tán một số kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh,nay trở nên thứ sinh gồm cây bụi và dây leo chằng chịt hoặc ở bờ nương rẫy. Độ cao phân bố khoảng 100m so với mặt biển. Càng lên cao cây càng thưa dần, đến độ cao khoảng 100m thì hầu như hiếm gặp. Có nhiều nhất ở cá tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Giang, Lạng Sơn.  

Rễ, củ Ba Kích có tác dụng bào chế thuốc

Hoa nhỏ tập trung thành tán ở đầu cành, lúc mới nở màu trắng, sau hơi vàng; tràng hoa liền ở phía dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu có cuống riêng rẽ, khi chín màu đỏ. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 7-10. Cây thường mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Thập kỷ 70, mỗi năm ta thu mua hàng chục tấn ba kích. Trước đây ngành lâm nghiệp đã thử trồng ba kích dưới tán rừng ở Hoành Bồ, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Trạm nghiên cứu dược liệu Hà Tây trồng ba kích xen dâu tằm, cốt khí; cây trồng 3 năm trở lên có thể thu hoạch rễ làm dược liệu. Tác dụng của cây ba kích trong việc bào chế thuốc chỉ sử dụng rễ, củ.

Một số tác dụng của cây ba kích trong các bài thuốc:

Huyết áp cao: Ba kích, Tiên mao, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Hoàng bá, Ðương quy, mỗi vị 12g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, thời gian điều trị là 3 tháng.

Lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh: Ba kích, Tục đoạn, Bổ cốt chi mỗi vị 12g, Hồ đào nhục 5 quả sắc uống hoặc tán bột nóng.

Thận hư, dương uý, di tinh: Ba kích, Thục địa, mỗi vị 15g. Sơn thù du, Kim anh mỗi vị 12g sắc uống.

Trị thận hư, di liệu, đi tiểu nhiều lần: ba kích 12g, sơn thù du 12g, thọ tu tự 12g, tang phiêu tiêu 12g. Sắc uống hoặc tán bột uống.

Bổ thận, tráng dương: Ba kích 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch. Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị là dùng được. Ăn cùng với cơm.

Hỗ trợ điều trị liệt dương: Ba kích đã bỏ lõi 40g, thục địa, nhục thung dung, ngũ vị tử 20g, nhân sâm 10g, 1 lít rượu trắng. Các vị thuốc trên rửa sạch, sấy khô rồi cho vào bình ngâm với rượu trong vòng 1 tuần là có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.

Trị thận hư, đau lưng: Ba kích 16g, ngũ vị tử 6g, đảng sâm12g, thục địa 12g, nhục thung dung 12g, long cốt 12g, cốt toái bổ 12g. Tất cả các vị thuốc nghiền thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước. Chữa đau lưng, chân tê, chân yếu, mỏi ở người già: Ba kích, xuyên tỳ giải, nhục thung dung, đỗ trọng, thỏ ty tử (lượng bằng nhau). Đem tán nhuyễn, trộn với mật làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần với nước ấm.

Chữa đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối do thận hư, phong thấp: Ba kích 50g, dâm dương hoắc 50g, kê huyết đằng 50g, đường phèn 30g, rượu trắng 750ml. Ngâm trong 1 tuần là dùng được. Dùng uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.

Trị bụng đau, tiểu không tự chủ: Ba kích (bỏ lõi), Nhục thung dung, Sinh địa đều 60g, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử, Sơn dược, Tục đoạn đều 40g, Sơn thù du, Phụ tử (chế), Long cốt, Quan quế, Ngũ vị tử đều 20g, Viễn chí 16g, Đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, Lộc nhung 4g. Tán bột, làm hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn (Ba Kích Hoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

Lưu ý: Không dùng khi rong kinh, kinh sớm. Người âm hư quá vượng, đại tiện táo bón không nên dùng. Tác dụng của cây ba kích trong việc ngâm rượu có tính hàn nên nếu uống nhiều, đàn ông dễ bị “Tào tháo đuổi”. 

Quảng Cáo Vàng

Ba Kích tím rừng - Hàng chục năm tuổi

Mã sản phẩm: 001

Mô tả: Củ to, củ nhỏ lẫn lộn, loại này cực hiếm, ít có... thi thoảng mới có 1-2 cây. Ba kích tím rừng củ già, vỏ nâu thẫm, củ to, củ nhỏ lẫn lộn, hình dáng đa dạng, vỏ sần sùi không đều nhau, dù củ to hay củ nhỏ như que đũa cắt ra cũng có màu tím đậm.

Ba Kích tím trồng chưa bỏ lõi

Mã sản phẩm: 002

Mô tả: Củ to, thịt dày, vỏ mịn. Vỏ củ Ba Kích trồng thường sáng và mịn hơn củ rừng, kích thước khá đồng đều bởi chúng được trồng cùng một thời điểm, thu hoạch cùng một lúc.

Ba Kích Trắng

Mẩn phẩm: 003

Mô tả: Củ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong màu trắng trong, không có sắc tím. Dù có to đến mấy thì từ ngoài vào trong vẫn trắng toát. Khi ngâm rượu sẽ không có màu tím mà chuyển sang màu sẫm đục.

Hotline đặt hàng: 0916 35 6822

Vận chuyển toàn quốc - Thanh toán  tài khoản - Tính phí khi thanh toán

THÔNG TIN VỀ BA KÍCH TÍM RỪNG HÀNG CHỤC NĂM TUỔI, BA KÍCH TRẮNG VÀ BA KÍCH TRỒNG

Củ Ba Kích Tím rừng lâu năm tự nhiên100% (rừng tự nhiên xịn) là loại sâm vô cùng quý hiếm. Trong tự nhiên cây Ba Kích có hai loại: Ba Kích trắng và Ba Kích tím. Tuy nhiên khi nói về Quảng Ninh người ta thường nói đến Ba Kích tím.

Quảng Ninh là cái nôi của Ba Kích, không chỉ vì mọc nhiều trong rừng ở Quảng Ninh mà còn do Quảng Ninh phát triển phong trào trồng cây Ba Kích rất mạnh để đáp ứng nhu cầu của thị trường

Đối với người Quảng Ninh để ngâm một bình rượu ba kích tím không khó,chỉ cần ra chợ là có ngay.Tuy nhiên phần lớn Ba Kích tím bán ngoài chợ là Ba Kích tím trồng. Củ Ba Kích rừng giờ rất hiếm đào được chủ yếu là củ Ba kích trắng (uống ngon y như ba kích tím,chỉ có điều ngâm không đặc như củ tím). 99,999% Ba Kích rừng (tức là ba kích hoang dã, mọc tự nhiên) đều là cây Trắng. Ngay như chúng tôi trong 1 tuần đến hai tuần. Để gom được 1 hoặc 2 kg củ tím rừng chuẩn đã là cực kỳ khó.

Vậy Ba Kích Tím rừng và Ba Kích tím trồng khác nhau ở điểm gì?

- Chất lượng: củ rừng tốt hơn nhiều,nhưng vì khó kiếm nên củ Ba Kích trồng vẫn là củ chủ yếu trên thị trường hiện nay. Do đó nếu quý vị muốn sử dụng củ rừng tự nhiên. Hầu hết vẫn phải dùng củ Ba kích trắng ( vẫn thơm,ngon y hệt ba kích tím - chỉ khác khi ngâm phải điều chỉnh tỉ lệ rượu.Cho ít rượu để khỏi bị loãng)

1. Củ Ba Kích Tím rừng chuẩn và Ba kích tím trồng

Trong tự nhiên củ Rừng tím rất là hiếm. Vậy nhưng khi lên mạng tìm kiếm. Quý khách dễ dàng bị một số kẻ lừa đảo bán ba kích Tím Trồng dưới mác đồ rừng.Họ có thể ở Hòa Bình,Thái Nguyên thậm chí Sài Gòn đều quảng cáo Ba Kích tím Quảng Ninh.

Với khách tại các tỉnh phía Nam, thậm chí là Hà Nội do không tiếp xúc nhiều về củ Ba Kích thì làm sao có thể phân biệt được thật giả,trồng hay rừng như thế nào.

Chính vì vậy trước khi mua hàng ở đâu. Chúng tôi xin nhấn mạnh tại Quảng Ninh. Mua được Ba Kích tươi rừng đều phải chờ đợi,  xếp lượt. Mua được Ba Kích tím rừng xịn thì cực khó luôn. Giá không bao giờ dưới 1.000.000 vnđ

Củ tím rừng xịn khi bẻ ra sẽ có màu tím hồng nhạt nhạt,cho đến tím đậm. Vỏ củ rửa đi nhìn xám xám,đen đen,vỏ củ sần, cạo nhẹ sẽ ra lớp vỏ mùn,củ rất cứng, dọc củ thường có những đường vân màu sáng rất dễ nhận biết.

Trong hình dưới đây. Sau khi rửa sạch Quý khách sẽ thấy màu vỏ củ của Ba kích tím rừng và Ba Kích tím trồng là hoàn toàn khác nhau

Ba kích tím rừng và củ trồng.

Ba kích tím rừng

Ba kích tím rừng củ già, vỏ nâu thẫm, củ to, củ nhỏ lẫn lộn, hình dáng đa dạng, vỏ sần sùi không đều nhau, dù củ to hay củ nhỏ như que đũa cắt ra cũng có màu tím đậm, chứ không phải màu đỏ như củ giả mạo.

Ba kích tím trồng

Ba kích tím trồng: củ to, thịt dày, vỏ mịn. Vỏ củ Ba Kích trồng thường sáng và mịn hơn củ rừng, kích thước khá đồng đều bởi chúng được trồng cùng một thời điểm, thu hoạch cùng một lúc.

Rõ ràng củ trồng vỏ sáng,bóng mượt đều đặn. Trong khi củ Rừng chỉ cần nhìn đã thấy màu thời gian, vỏ sậm, sần sùi, khúc khỉu, xước xát do quá trình bới đất đào củ.

- Xuyên suốt bài viết này chúng tôi nhấn mạnh rất nhiều lần trong tự nhiên củ Ba Kích tím rừng xịn 100% là rất hiếm . Và khi có thường là rất già củ có màu tím hồng như hình số 1 và 2 ở trên. Xem hình ảnh chắc chắn quý vị phần nào nhận biết được thế nào là củ rừng, thế nào là củ trồng. Giá cả của chúng chênh lệch ra sao. Do đó khi cần mua Ba Kích ngâm rượu quý vị chỉ cần nhớ mấy điều sau:

Ba kích tím rừng xịn: Giá trên 1.000.000 vnđ/kg tươi, ngâm được 5 lít rượu

Ba kích trắng rừng xịn: giá trên 300.000 vnđ/1kg tươi ngâm được 2,5 lít rượu

Ba kích tím trồng trên 5 năm tuổi: giá 130.000 vnđ/kg, ngâm được 5 lít rượu.

Ba kích tím trồng dưới 4 năm tuổi, giá 100.000 vnđ/kg ngâm được 4 lít rượu

Lưu ý:

- Giá trên chỉ tham khảo, thay đổi theo thời vụ, để mua quý vị cần liên hệ để có giá chính xác.

- Trước khi mua Ba Kích ở bất cứ nơi nào. Xin quý khách xem lại nhu cầu của mình. Dùng Ba Kích để làm gì? Ngâm rượu, làm thuốc hay biếu tặng.Tốt nhất nên mua ở những cơ sở bán với gia niêm yết công khai, hình ảnh rõ ràng, có uy tín như chúng tôi.

2. Ba kích trắng

Ba kích trắng

Mô tả: Củ trắng có thịt màu trắng, khi non củ màu trắng sáng (giống hệt củ tím non) sau già đi thì có sẫm lại (củ tím già đi màu chuyển sữa đậm... cho đến tím đậm, càng tím thì càng nhiều năm tuổi). Vỏ củ trắng thường màu vàng sáng. Củ trắng ba kích khi ngâm rượu cũng ra màu đen,như củ tím.Tuy nhiên màu rượu không sánh, đặc bằng củ tím

Ba kích trắng là gì?

Là một trong tứ trụ thuộc bộ sâm của nước ta, ba kích trắng là loại thực vật thuộc chi nhàu họ cà phê và chỉ chiếm 20% thị trường ba kích. Ba kích trắng còn được biết đến với tên gọi khác như dây ruột già, thỏ tử trường.

Nguồn gốc của ba kích trắng 

Ba kích trắng phát triển rất mạnh ở những nơi rừng núi đặc biệt là nơi có nhiều cây Keo lai tràm, những nơi phân bổ chủ yếu của ba kích trắng như Tây Giang, Quảng Ninh hay các xã miền núi Đại Lực.

Thành phần của ba kích trắng 

Khoa học đã nghiên cứu và cho ra kết luận rượu ba kích trắng và ba kích tím có các hoạt chất từ nên có khả năng tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới và có nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe
Trong rễ của ba kích có hoạt chất anthraglucozit, phytosterol, acid hữu cơ, đường, nhựa, 1 chút tinh dầu, đặc biệt rễ ba kích tươi có chứa nhiều Vitamin C

3. Ba Kích tím tươi giả mạo

- Một loại củ bán trên Sa pa và nhiều tỉnh Tây Bắc. Nó có màu đỏ tía, vỏ mỏng, mọng nước, được nhiều nơi bán là Ba Kích tím Quảng Ninh. Đây không phải củ Ba Kích. Chỉ nhìn bằng hình ảnh chúng tôi cung cấp, Quý vị đã có thể nhận ra.

Ba Kích Sa Pa (Ba Kích Tây Bắc) đây không phải là củ Ba Kích, giá của nó bán ở điểm du lịch chỉ 50-60.000/kg tươi

- Thực tế trên Tây Bắc không có Ba Kích bởi cây Ba Kích chỉ mọc ở độ cao dưới 500 mét.

- Một loại Ba Kích Giả mạo khác xuất xứ từ núi đã vùng Hà Giang và Lào Cai. Chúng là củ của một cây thân gỗ. Củ khá to, củ cứng, vỏ nâu hơi sần sùi. Lúc đầu ngâm rượu ra màu đen, nhưng sau sẽ chuyển sang vàng.

Quảng Cáo Vàng

Đánh giá sản phẩm :

 (0 votes)